CÔNG NGHỆ LẮP GHÉP TRÊN ĐÀ GIÁO DI ĐỘNG ( P8)

MÔ TẢ TỔNG QUÁT NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA CÔNG NGHỆ LG

Cơ chế vận hành

Về nguyên tắc, cơ chế vận hành của công nghệ LG có đặc điểm tương đồng với công nghệ Đà giáo di dộng (ĐGDĐ), théo đó quá trình vận hành công nghệ tuần tự theo các bước công nghệ chủ yếu sau:

  • Sau khi đã lắp dựng đà giáo, tiến hành lao lắp các phân đoạn đầu tiên
  • Căng kéo bó cáp dự ứng lực liên kết các phân đoạn dầm
  • Lao dọc đà giáo đến nhịp tiếp theo.

Hệ thống kết cấu đà giáo như là phương tiện thiết bị phụ trợ chủ yếu dùng để vận hành trong quá trình thao tác công nghệ thi công, cụ thể: Các phân đoạn dầm được vận chuyển đến công trường và đưa vào vị trí lắp ghép nhờ các phương tiện thiết bị đặc chủng như: hệ cáp treo.hoặc bằng hệ tay đỡ.

Trước khi các phân đoạn dầm liên kết với nhau, sự cần thiết phải xử lý bề mặt các phân đoạn dầm tiếp xúc bằng mối nối. Mối nối thường cấu tạo bằng vật liệu chèn khe như keo dán Epoxi hoặc mối nối vữa bê tông . Sau khi xử lý xong, các phân đoạn được giữ tạm thời ở trạng thái ổn định bằng cáp dự ứng lực hoặc thanh thép cường độ cao (CĐC) được cấu tạo theo nguyên tắc dự ứng lực – ngoài thông qua các mấu neo bố trí trong long tiết diện hộpvà mặt ngoài phía trên tiết diện hộp.

Sau khi thi công hoàn chỉnh xog toàn bộ các phân đoạn cho 1 nhịp dầm, tiền hành luồn bó cáp dự ứng lực (nếu phương án bố trí bó cáp trong lòng tiết diện hộp) vào các lỗ ống được bố trí sẵn hoặc đặt bó cáp dự ứng lực ngoài (nếu phương án sử dụng dự ứng lực ngoài) và thực hiện quá trình căng kéo bó cáp dự ứng lực để tạo nên phần kết cấu dầm liên tục (liên kết phần kết cấu cũ và mới). Trước khi di chuyển hệ thống kết cấu đà giáo đến nhịp tiếp theo, tiến hành tháo liên kết giữa các thiết bị phụ trợ với kết cấu dầm. Cơ chế vận hành cụ thể theo từng giải pháp của công nghệ LG (các giải pháp đẩy trên và đẩy dưới) .

Một số đặc điểm kỹ thuật chủ yếu

Hệ giàn giáo đẩy là bộ phận kết cấu chủ yếu của hệ thống trang thiết bị của công nghệ LG. Các yêu cầu kỹ thuật của hệ giàn đẩy cần phải đáp ứng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Hệ giàn đẩy phải đủ cứng để đảm nhiệm chức năng chịu tải trọng của các phân đoạn dầm ở trạng thái chờ căng kéo liên kết bằng bó cáp dự ứng lực. Độ cứng giàn phải đạt được thông số thiết kế sao cho giàn không để bị uốn, qua đó giữ được vị trí ổn định chung theo yêu cầu thiết kế về cao độ trong giai đoạn thi công và khai thác.
  • Trong quá trình di chuyển, giàn đẩy chỉ chịu tải trọng bản thân. Chiều dài của giàn phải được cấu tạo đủ lớn sao cho trong quá trình di chuyển giàn được kê đặt ổn định lên 2 điểm. Thông thường độ dài của hệ giàn giáo đẩy được cấu tạo ≥ 2 x. (L: chiều dài khẩu độ nhịp lắp ghép).
  • Đối với công nghệ đà giáo chạy trên, dầm cứng thường được cấu tạo dạng giàn không gian. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặt biệt, có thể sự dụng dầm thép dạng hộp.
  • Đối với dạng giàn cứng, các thanh xiên thường được cấu tạo bằng tổ hợp các thanh L để thuận lợi trong việc liên kết với các nút giàn có mặt phẳng bất kì trong không gian. Do đặc thù của công nghệ, các thanh mạ và thượng không những chỉ chịu các lực kéo, nén đúng tâm mà còn phải chịu uốn. Đối với các thanh mạ thượng và hạ khi hệ cẩu trục mang một đốt dầm có trong lượng lên tới 80T di chuyển đến vị trí lắp ghép sẽ phải chịu tải trọng thẳng đứng gần 50T ở vị trí giữa thanh – đây là giai đoạn làm việc bất lợi nhất của thanh. Các thanh mạ hạ sẽ làm việc như các thanh chịu uốn khi cáp treo dầm không treo đúng váo các nút hoặc trong quá trình di chuyển tất cả các tiết diện của thanh mạ hạ đều đi qua đỉnh trụ phụ hoặc trụ tạm, ở đó luôn có các phản lực gối thẳng đức tác động. Vì vậy giàn và các thanh mạ hạ cần có cấu tạo phù hợp, thông thường giàn được cấu tạo theo kiểu hoa mai hoặc tăng cường độ cứng các thanh mạ thượng và mạ hạ đủ chịu uốn kết hợp kéo nén dọc trục. Do phạm vi áp dụng hiệu quả nhất của CNDL là xây dựng các công trình cầu cạn, cầu vượt, các tuyến giao thông trên cao trong thành phố và uốn lượn cong theo hướng tuyến nên hệ thống công nghệ cúng phải cấu tạo để phù hợp với đặc điểm này, cụ thể là cấu tạo trên hệ giàn các khớp xoay theo phương ngang. Cách làm nầy tạo cho giàn chính có thể “gãy khúc” theo kết cấu nhịp cầu cong bằng. Khớp thường được cấu tạo tại vị trí chính giữa phần giàn chính và mũi dẫn (hình 2.6)
  • Đối với công nghệ đà giáo chạy dưới, do hạn chế về chiều cao kiến trúc của hệ thống kết cấu đà giáo nên hệ dầm cứng cho phần chịu lực của hệ đà giáo thường được cấu tạo theo dạng hộp thép và mũi dẫn được cấu tạo theo dạng giàn không gian. Các thanh mạ thường và mạ hạ cũng phải được thiết kế dủ cứng đẻ có thể chịu được dồng thời lực kéo nén dọc trục và mô men uốn. Ở vị trí giữa dầm hộp thép và vị trí tiếp giáp giữa mũi dẫn và hộp thép được cấu tạo khớp xoay để hệ dầm cứng có thể tạo được chuyển hướng (gãy khúc) theo độ cong bằng của kết cấu nhịp cầu.

Cấu tạo hộp thép của công nghệ đà giáo chạy dưới thể hiện sự phù hợp về mặt kết cấu, cụ thể: khoảng cách giữa 2 dầm lớn hơn so với công nghệ đà giáo chạy trên vì thế momen xoắn phát sinh trong giai đoạn lắp ghép phân đoạn dầm bê tông sẽ được khống chế bởi kết cấu hộp kín có khả năng chống xoắn cao hơn.

 

TRANGTHIETBIXAYDUNG.COM

GIANGIAOVIETNHAT.COM

LH: 0908.660.616

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuật

Mr. Văn Đạt:
0908660616

Tư vấn bán hàng

Ms Quyên:
0966006699
Ms Bích Vân:
Đã thêm sản phâm trong giỏ hàng!.
  • Hotline
  • Zalo
  • Google Map