Sự ra đờI của công nghệ lắp ghép phân đoạn trên đà giáo di động
Sự ra đờ của công nghệ lắp ghép phân đoạn trên đà giáo di động (launching gantriy-LG) bắt nguồn từ ý tưởng lắp ghép theo nguyên tắc “hẫng” và nguyên tắc thi công tuần tự trên từng nhịp (span by span) như đã trình bày ở mục 1.2. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau cơ bản:
- Đối với công nghệ lắp hẫng truyền thống, xe lắp hẫng được đảm bảo về khả năng ổn định treo ở đầu hẫng cánh dầm nhờ độ cứng của đoạn dầm cánh hẫng đã lắp xong. Trong kh đó ở công nghệ LG, độ cứng của toàn bộ phần kết cấu lắp ghép được bảo đảm nhờ độ cứng của hệ thống dàn đẩy (đà giáo đẩy) thông qua các thanh đeo (đẩy trên) hoặc giá đỡ (đẩy dưới).
- Xét về nguyên tắc, giữa công nghệ LG và công nghệ SPS có sự giống nhau là thi công hoàn thành cho từng nhịp. Tuy nhiên thay vì phải dùng cẩu để di chuyển đà giáo từ nhịp này sang nhịp khác như đối với công nghê SPS thì ở công nghệ LG đà giáo được di chuyển bằng hệ thống kích đẩy hoặc trượt.
Qua phân tích các đặc điểm của một số giải pháp công nghệp lắp ghép, có thể nêu lên một số đặc điểm mang tính lợi thế của công nghệ LG như sau:
- Trong quá trình tính toán thiết kế kết cấu nhịp dầm (kể cả giai đoạn thi công và khai thác), bài toán kết cấu không phức tạp như kết cấu bê tông dự ứng lực đổ tại chỗ do giảm tối đa các yếu tố ảnh hưởng từ co ngót và từ biến.
- Do các công đoạn thi công được phân chia khá rành mạch nên tạo khả năng hợp lý hóa và công nghiệp hóa sản xuất ở mức độ cao. Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thi công. ở công nghệ lắp ghép nói chung và công nghệ LG nói riêng, có thể hình thành các loại hình công việc tương đối độc lập với nhau như:
+ Chế tạo và vận chuyển phân đoạn đốt dầm
+ Cẩu lăp phân đoạn đốt dầm vào ví trí
+ Tạo mối liên kết các phân đoạn
+ Lắp đặt và căng kéo bó cáp dự ứng lực
+ Di chuyển đà giáo
- Hệ thống kết cấu đà giáo di động được sử dựng theo chu trình tương tự nên khả năng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân và nâng cao độ chuẩn xác trong quá trình vận hành công nghệ.
- Với công nghê LG cho phép đảm bảo được khoảng không phía dưới cho các phương tiện giao thông thủy bộ, đặc biệt đối với các thành phố lớn có mật độ giao thông cao.
- Công nghệ LG dễ dàng áp dụng cho các loại cầu có kết cấu nhịp giản đơn hoặc liên tục, các loại mặt cắt hộp đơn hoặc hộp kép có khẩu độ nhịp thông thường từ 35 ÷ 6m. Chiều dài cầu thường được áp dụng từ 500m đến ~ 2000m. Tuy nhiên trong những trường hợp cầu có chiều dài lớn hàng chục km, có thể triển khai nhiều mũi thi công bằng việc sử dụng nhiều hệ thống đà giáo di động.
- Áp dụng công nghệ LG tạo khả năng đẩy nhanh tiến độ thi công, thông thường chu kì từ 2 đến 3 ngày thi công xong 1 nhịp (khẩu dộ nhịp trung bình từ 40 ÷ 60m), vì vậy công nghệ LG rất phù hợp trong những điều kiện vị trí xây dựng cầu nằm trong thành phố, theo đó cần thiết phải thi công nhanh để làm thông thoáng mặt bằng thi công, nhằm đáp ứng điều kiện giao thông bình thường khu vực.
Bên cạnh các đặc điểm mang tính lợi thế, công nghệ LG cũng tồn tại một số hạn chế:
- Do đặc thù của kết cấu lắp ghép, nên các phân đoạn đốt dầm được liên kết ép mặt vào nhau nhờ lực căng ép của bó cáp dự ứng lực và lớp keo (hoặc mối nối bằng bê tông đổ tại chỗ), và tại vị trí mối nối không có sự liên tục của cốt thép thường nên làm giảm khả năng chống cắt xoắn.
- Đầu tư ban đầu lơn do giá thành thiết bị, máy móc, bệ đúc, ván khuôn và vận chuyển tương đối cao, vì vậy công nghệ LG chỉ mang lại hiệu quả cao đối với những dự án xây dựng có quy mô lớn
- Quá trình vận hành thiết bị công nghệ lắp ghép và lắp ghép đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân và kỹ sư rất cao.
Tình hình áp dụng công nghệ LG trên thế giới
Công nghệ LG trên thực tế còn rất mới mẻ. Ở một số nước phát triển, trong những năm thập kỷ 90 và đầu những năm 2000, các hãng lớn như: NRS (Nauy), Structuras (Úc), Roe-Ro (Đức), Freyssiment (Pháp), VSL (Thụy Sỹ) … đã có những công trình cầu bê tông dự ứng lực được triển khai bằng việc áp dụng CNĐL. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu để thấy rõ triển vọng phát triển của công nghệ LG:
- Tại Mỹ: Cầu Boston Massachusetts có tổng chiều dài 4km, kết cấu dầm loại hộp đơn. Giải pháp công nghệ sử dụng công nghệ LG đà giáo chạy trên. Cầu Spagetti Bowl có tổng chiều dài 4km, kết cấu dầm loại hộp đơn, khẩu độ nhịp 65m, câu cong với bán kính Rmin=130m sử dụng giải pháo công nghệ LG đà giáo chạy trên.
- Tại Singapore: Cầu Senkang & Panggol neww towns trên tuyến C180, LRT Systems có tổng chiều dài 20km, kết cấu dầm loại hộp đơn, khâu độ nhịp 40m cầu cong với Rmin = 75m, trong thi công sử dụng giải pháp công nghệ LG có 2 đà giáo chạy dưới.
- Tại Malaysia: Cầu Middle Ring Road – Missing Link – Kualalumpur có tổng chiều dài 3,2km, kết cấu dầm dạng 1 hộp đơn, khẩu độ nhịp 45m, trong khi công sử dụng giải pháp công nghệ LG có 2 đà giáo chạy trên, câu cong Rmin = 500m. Cầu Light Rail Transit 2 – Kualalumpur có tổng chiều dài 30km, kết cấu dầm loại 1 hộp dơn, khẩu độ nhịp 30m, cầu cong với Rmin = 100m, trong thi công sử dụng giải pháp công nghệ LG có đà giáo chạy dưới.
- Tại Bangladesh: Cầu Paksey có tổng chiều dài 1,9km trong thi công sử dụng công nghệ LG có 1 đà giáo chạy trên.
- Tại Thái Lan: Cầu trên cao từ Bangna đi Chan Buro có tổng chiều dài 54km, khẩu độ nhịp chính 45m, khổ rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 0,7 tỷ Euro. Cầu Wat Nakorn có khẩu đô nhịp 42m, cầu cong với Rmin= 100m, tong thi công sự dụng công nghệ LG có đà giáo chạy trên v.v…
Có thể những thông tin trên chưa đầy đủ nhưng qua đó cũng có thể nhận thấy khả năng và triển vọng áp dụng loại công nghệ LG trong tương lai là rất lớn.
Ở nước ta trên thực tế chưa có một công trình cầu bê tông dự ứng lực nào áp dụng CNĐL để thi công, có chăng cũng mới chỉ vận dụng giải pháp lắp ghép để xây dựng một số cầu như Niệm, An Dương, Rào (Hải Phòng) thi công bằng công nghệ lắp hẫng cân bằng, xây dựng trong những thập kỷ 80 và gần đây cầu Kiền có kết cấu cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam trong thi công áp dụng công nghệ lắp hẫng. Ngoài ra ở một số dự án cầu bằng các nguồn vốn ODA trên thực tế đã vận dụng nguyên tắc của công nghệ đà giáo di động để thi công các cầu dẫn của các cầu Thanh Trì, Thủ Thiêm và sắp tới là cầu dẫn Đông Trù – Hà Nội (Dự án Đường 5 kéo dài). Trong tương lai, khi xây dựng các tuyến giao thông nội đô, các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc, cũng như nhiều tuyến đường cao tốc khác nhau chắc chắn công nghệ LG sẽ được áp dụng bởi những đặc điểm mang tính lợi thế như đã trình bày ở trên./.
LH: 0908.660.616