Công nghệ lắp ghép tuấn tự hoàn chỉnh cho từng nhịp trên đà giáo
(span by span – SPS)
Công nghệ lắp ghép phân đoạn tuần tự hoàn chỉnh cho từng nhịp trên đà giáo hẫng (SPS) lần đầu tiên được áp dụng để thi công ở cầu Long Keys (1982). Đây là cây cầu bê tông dự ứng lực lắp ghép lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Cơ chế vận hành công nghệ SPS thể hiện :
- Đà giáo dạng dàn bắt đầu được đặt lên trên 2 dỉnh trụ tại nhịp đầu tiên. Dùng cẩu để nâng lần lượt từng phân đoạn dầm đặt lên đà giáo. Sau khi lắp ghép xong cho 1 nhịp, tiếp tục luồn bó cáp dự ứng lực và căng sâu táo toàn bộ các đốt dầm để tạo thành nhịp cầu hoàn chỉnh. Cũng có một vài giải pháp kỹ thuật được áp dụng théo hướng này như: Có thể lắp ghép hoàn chỉnh một số phân đoạn trền mặt đất, sau đó dùng cẩu nâng cả nhóm vào vị trí theo sơ đồ thiết kế.
Sau khi thi công hoàn thành nhịp đầu tiên, tiếp tục di chuyển đà giáo đến nhịp tiếp theo. Các công việc lắp đặt và căng kéo liên kết các phân đốt của nhịp này và những nhịp tiếp theo được lặp lại như đã làm ở nhịp 1.
Kết cấu nhịp dầm sẽ đạt được khả năng tự đỡ hoàn toàn su khi đúc các mối nối hợp long trên trụ (đối với dầm siêu tĩnh) và căng kéo bó cáp dự ứng lực tạo liên kết dọc.
Theo Levintor (1995) công nghệ SPS có một số đăc điểm mang tính lợi thế sau:
- Nhịp dầm được thi công trên cao, không tiếp xúc với mặt đất, vì vậy công nghệ này có thể áp dụng để thi công các cầu vượt sông.
- Có thể sử dụng phần nhịp dầm đã thi công xong để vận chuyển phân đoạn dầm tiếp theo.
Mặc dầu vậy công nghệ SPS vẫn tồn tại những hạn chế như:
- Việc di chuyển đà giáo phải dùng hệ nổi (khi cầu vượt sông) và cần cẩu.
- Chiều cao của đà giáo làm thu hẹp khoảng không phía dưới gây ảnh hưởng đến giao thông thủy.
LH: 0908.660.616