VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ẮP GHÉP TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CẦU BÊTÔNG DỰ ỨNG LỰC
Trong những năm đầu của thập niên 30, Eugene Freyssinet đã bắt đầu hình thành những khái niệm đầu tiên về cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép. Ông có điều kiện thể hiện các ý tưởng của mình thông qua việc thiết kế và thi công công trình cầu lắp ghép đầu tiên trên thế giới – Cầu Luzancy bắc qua sông Marne. Đây là cây cầu vòm bê tông dự ứng lực (BTDUL) đầu tiên trên thế giới, theo đó các phân đốt dầm được lắp ghép trên hệ cột chống đà giáo tạm thời và sự dụng (vật kiệu) vữa bê tông làm chất chèn khe tại các vị trí ghép nối các phân đốt. không lâu sau đó đã có thêm 5 cây cầu vòm bê tông cốt thép khẩu độ nhịp 74m bắc qua sông Marne.
Từ cuối những năm thập kỷ 40 J. Muller đã nghiên cứu và áp dụng công nghệ lắp ghép thành công cho 3 cầu vòm bê tông dự ứng lực trên tuyến cao tốc La Guaira – Caracas (Venezuela). Tiếp sau đó, vào năm 1962, Muller đã thiết kế bằng mối nối keo Epoxy. Kết cấu dạng hộp bê tông dự ứng lực có những đặc điểm mang tính lợi thế hơn so với dạng chữ I do khả năng chống xoắn tốt và bảo đảm tính toàn khối liên tục giữa các phân dốt, cũng như đạt được các tiêu chí về hình dáng kiến trúc đẹp, hài hóa với môi trường xung quanh.
Và từ những công trình mang tính thử nghiệm ban đầu này, các nước trên thế giới đã tiếp tục xây dựng nhiều dạng cầu bê tông dự ứng lực lắp ghép có quy mô lớn với những giải páp công nghệ ngày càng hiện đại và thật sự mang lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hữu hiệu.
LH: 0908.660.616