Công nghệ LG với hệ đà giáo chạy dưới – Uderlung
Hệ thống thiết bị công nghệ bao gồm 2 dầm cứng 2 bên, hệ cẩu trục có thể du chuyển dọc trên ray bố trí phía trên của dầm hộp thép và mạ thượng của mũi dẫn. Hệ tai đỡ (pier bracket) mở rộng trụ theo phương ngang của thân trụ để đỡ toàn bộ hệ dầm cứng (hình 2.9 và 2.14; 2.145).
Bộ phận chịu lực chính trong hệ thống là hệ dầm cứng gồm 2 mũi dẫn dạng giàn không gian tam giác ở 2 đầu và dầm hộp thép chính giữa có độ cứng lớn để đỡ toàn bộ các phân đốt dầm trong nhịp thi công (hình 2.9 và 2.15).
Phía thành bên trong của hộp thép được cấu tạo các “tay” để đỡ các phân đoạn dầm hộp bê tong phía dưới cánh dầm của phân đoạn (hình 2.16), các “tay đỡ” này có cơ cấu dạng kích để có thể điều chỉnh cao độ của các phân đoạn dầm hộp.
Do đặc điểm cấu tạo là dạng hộp thépneen trong bộ phận chịu lực chính của hệ giàn cứng, việc cấu tạo các khớp xoay cấu tạo ở giải pháp này nhiều hơn so với hệ giàn không gian treo trên. Số lượng khớp xoay cấu tạo ở giải pháp này nhiều hơn vì vậy có thể áp dụng để thi công các nhánh cầu có bán kính cong bằng với R~75m, cong hơn so với bán kính tối thiểu ở công nghệ đà giáo chạy trên với R~100m (hình 2.17).
Cơ chế vận hành của hệ thống giàn cứng đỡ dưới cũng tương đối đớn giản. Hệ thống chuyển động vận hành theo nguyên tắc kích đẩy hoặc bánh xe quay được bố trí trên 4 tai đỡ. Khi di chuyển đến vị trí tiếp theo, hệ chuyển động đẩy toàn bộ hệ giàn cứng trượt dọc về trước cho đến vị trí thi công kế tiếp. Trong một số trường hợp, nhịp dầm thi công không lớn, (~40m) trong thi công áp dụng hệ thống cáp dự ứng lực ngoài nên tĩnh tải của nhịp nhỏ, vì vậy quy mô của hộp thép trong hệ dầm cứng cũng không cần quá lớn, dẫn đến không cần thiết phải dùng đến kết cấu mũi dẫn ở 2 đầu. Khi chuyển đến vị trí thi công mới chỉ cần sự dụng cần cẩu, nhấc ra và cẩu lắp dầm hộp thép vào vị trí thi công kế tiếp.
- Ưu điểm của giải pháp đà giáo chạy trên.
+ Có tính ổn dịnh cao hơn so với giải pháp đà giáo chạy trên.
+ Hệ thống khớp quay ngang có biên độ hoạt động rộng hơn do vậy có thể thi công được các nhịp dầm cong có bán kính tối thiểu 75m.
+ Thuận lợi trong di chuyển đến vị trí thi công tiếp theo hơn giải pháp chạy đà trên.
- Nhược điểm:
+ Có khả năng vi phạm về tĩnh không thông xe hoặc thông thuyền bên dưới hệ dầm đỡ.
+ gặp khó khăn khi thi công kết cấu nhịp có nhiều nhánh dầm hộp.
+ Nguy cơ gây nứt dầm do các vị trí đỡ dầm tại các cánh dầm hộp.
Phạm vi áp dụng có hiệu quả đối với từng giải pháp công nghệ
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm kỹ thuật của từng giải pháp công nghệ LG có thể thấy rõ tính ưu việt và hạn chế của từng giải pháp khi đưa vào áp dụng trong các công trình xây dựng thực tiễn cụ thể:
+ Nhìn chung công nghệ LG rất phù hợp khi được áp dụng để thi công các công trình cầu vượt, cầu cao, nút giao cắt không gian trong điều kiện thành phố, áp dụng cho các công trình cầu cao (viaduct) chạy men theo các sườn núi có độ dốc lớn, bán kính cong nhỏ và có yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên,
+ Đối với những công trình cầu cạn có kết cấu nhịp > 42m, gồm nhiều nhánh hộp đơn, vượt qua các tuyến giao thông tấp nập với hạn chế nghiêm ngặt về khổ tĩnh không nên áp dụng công nghệ LG với giải pháp chạy trên (overhead).
+ Với nhưng công trình có khẩu độ nhịp < 42m, 1 hộp đơn, bán kính cong nhỏ nhất =75m, không yêu cầu qua khắt khe về khoảng không bên dưới nên áp dụng giải pháp đà giáo chạy dưới (underlung)./.
LH: 0908.660.616