1.Yêu cầu chung về an toàn lao động trong xây dựng
Chủ thầu xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu về an toàn lao động dưới đây:
- Chỉ được phép khởi công xay dựng sau khi đã lập mặt bằng thi công , trong đó thể hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, bao gồm:
+ Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
+ Chế độ lao động nữ và lao động chưa thành niên;
+ Chế độ bồi dưỡng độc hại;
+ Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Phải có biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân:
+ Giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc;
+ Ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy hiểm độc hại gây sự cố, tai nạn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây bệnh nghề nghiệp.
- Phải thực hiện các quy dịnh về quy phạm kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Có sổ nhật kí an toàn lao động và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê, khai báo, điều tra phân tích nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Công nhân làm việc trên công trường phải đáp ứng dầy đủ các yêu cầu của công việc được giao về tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ bậc thợ và chứng chỉ học tập an toàn lao động.
- Mọi công nhân làm việc trên công trường phải được trang bị và sự dụng đúng các phương tiện cá nhân phù hợp với tính chất của công việc, đặc biệt đối với các trường hợp làm việc ở những nơi nguy hiểm như: trên cao, dưới hầm lò, nơi có nguy cơ tai nạn vè điện, về cháy nổ, nhiễm khí độc, …
- Đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: nhà vệ sinh, nhà tắm, nơi trú mưa, nắng; nhà ăn và nghỉ giữa ca, nước uống đảm bảo vệ sinh, nơi cứu và phương tiện cấp cứu tại nạn
2.Yêu cầu về kĩ thuật an toàn lao động trong xây lắp
Trên công trường xây dựng phải đảm bảo mọi yêu cầu an toàn lao động như:
An toàn điện
An toàn về cháy, nổ và có đầy đủ phương tiện chống cháy
An toàn phòng chống sét
Vệ sinh mặt bằng, thoát nước, phòng chống lũ;
Thông hơi, chiếu sang, chống ô nhiễm hóa chất độc hại;
An toàn giao thông, di lại, vận chuyển với các biển báo, chỉ dẫn, thiết bị che chắn, rào ngăn các vùng nguy hiểm;
An toàn lao động trong các công tác xây lắp;
An toàn cho: các bộ phận truyền động, vùng bị ảnh hưởng của các mảnh vụn văng ra trong quá trình thi công hoặc gia công cơ khí, vùng ảnh hưởng của các bộ phận dẫn điện, các nguồn bức xạ, hồ quang điện, …
2.1 Công tác trộn vữa và bê tông
– Khi thùng trộn đang vận hành hoặc sữa chữa, phải hạ ben xuống vị trí an toàn.
– Không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa và bê tông ra khỏi thùng trộn đang vận hành.
– Khu vực đi lại để vận chuyển phối liệu đến thùng trộn phải sạch sẽ không bị trơn ngã, không có chướng ngại vật.
– Khi dùng chất phụ gia cho vào hỗn hợp vữa phải có biện pháp phòng ngừa bỏng, chấn thương…
– Công nhân trộn vữa bằng máy hoặc bằng tay phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động.
2.2 Công tác xây móng
– Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống. Khi trời mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã.
– Chuyển vật liệu xuống hồ móng phải bằng phương pháp cơ giới hoặc bằng các dụng cụ cải tiến như: máng, rãnh có mặt phẳng nghiêng hoặc thùng. Vật liệu đựng trong thùng phải thấp hơn thành thùng ít nhất 10cm. Không được đứng trên miệng hố móng để đỏ vật liệu xuống hố.
– Cấm người đang làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng khi đang có người làm việc ở dưới hố, nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn.
– Trong quá trình xây dựng, nếu hố móng bị ngập nước, phải dùng bơm hút hết nước lên trước khi tiếp tục làm việc.
Cấm mọi người ở dưới hố móng trong thời gian nghỉ giải lao
– Khi xây dựng hố móng ở độ sau trên 2m, hoặc xây móng dưới chân đồi núi lúc mưa to phải ngừng ngay công việc.
– Hố móng phải được lấp đất đều ở 2 bên, đồng thời dầm chặt tùy theo mức độ xây lên cao của móng. Chỉ được lấp đất vào một bên hố móng mới xây khi khối xây đã được cường độ thiết kế.
2.3 Công tác xây tường gạch
– Khi xây tới độ cao cách nên nhà hoặc mặt sàn tầng 1.5m phải bắc giàn giáo hoặc giá đỡ theo quy định.
Khi xây tường có chiều dày từ 330mm trở lên phải bắc giàn giáo ở cả hai bên.
– Chuyển vật liệu lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không rơi đổ khi nâng. Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m.
– Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm, cách chân tường 2m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7m hoặc cách chân tường 2m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7m.
Từ tầng hai trở lên, phải che chắn những lỗ tường, nếu người có thể chui qua được.
– Không được phép:
+ Đứng trên bờ tường để xây;
+ Đi lại trên bờ tường;
+ Đứng trên mái hắt để xây;
+ Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống;
+ Để dụng cụ hoặc vật liệu xây dựng lên trên bờ tường đang xây.
– Cấm xây tường qua 2 tầng khi tầng giữa chưa gác dầm sàn hoặc sàn tạm.
– Khi xây, nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên thì phải che đậy, chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sụp đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn lấp an toàn.
– Khi xây xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về mùa mưa bão phải làm mái che ngay.
– Xây các mái hắt nhô ra khỏi tường qua 20cm phải có giá đỡ conson, chiều rộng của nó phải lớn hơn chiều rộng của mái hắt 30cm.
Chỉ được tháo giá đỡ conson khi kết cấu mái hắt đã đặt cường độ thiết kê.
– Xây vòm cuốn hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế thi công riêng.
2.4 Gia công và dựng lắp ván khuôn
– Ván khuôn dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt
– Ván khuôn ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh để va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp trước.
– Chỉ được đặt ván khuôn của tầng trên sau khi đã cố định ván khuôn của tần dưới.
– Dựng ván khuôn ở độ cao nhỏ hơn 6m được dùng giá đỡ để đứng thao tác, ở độ cao trên 6m phải dùng sàn thao tác.
– Dựn lắp ván khuôn cho các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng cách từ ván khuôn đến snf thao tác không lớn hơn 1,5m. Ở vị trí ván khuôn nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất 40cm.
– Khuôn treo phải liên kết chắc chắn. Chỉ được đặt khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết.
–Không được để trên ván khuôn những thiết bị, vật liệu không có trong thiết kế. Kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng lên trên ván khuôn.
– Cấm đặt và chất xếp các tấm ván khuôn, các bộ phượng của ván khuôn lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình, ở các vị trí thẳng đứng hoặc nghiêng khi chưa giằng néo chúng.
2.5 Gia công và lắp dựng cốt thép
– Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
–Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng.
- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn giá công cốt thép có công nhân làm việc ở hai phía thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải đặt đúng chỗ quy định.
- Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy; hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn; rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đên tang của máy.
- Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy từ 1,5m đến 2m và đặt cách mặt nên không lớn hơn 50cm, xung quanh có rào chắn. Giữa trục cuộn và tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đầu sời thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
- Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay, phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột hoặc đứt văng vào người. đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn.
– Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có các thiết bị đảm bảo an toàn.
- Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt động.
- Khi gia công cốt thép và làm sạch gỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không được uốn thẳng các cuộn thép bằng cách kéo chúng tại các vị trí không được rào ngăn và không an toàn ở trên công trường.
- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.
- Lắp, dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, cột, tường và các kết cấu tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nối buộc. Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao, công nhân phải đeo dây an toàn và bên dưới phải có biển báo.
- Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn40cm.
- Khi gia công cốt thép trong xưởng hoặc tại chỗ, về ban đêm cần phải được chiếu sang từ cục bộ 100 đến 300Lux, chiếu sang chung từ 30 đến 80 Lux.
- Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dụng, cấm buộc tay.
- Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên các ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép trong thiết kế.
- Khi dựng đặt cốt thép gần đường dây dẫn điện, phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
1.2.6 Đổ và đầm bê tông
– Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau khi đã có văn bản xác nhận.
– Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30o trở lên có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị. Công nhân phải đeo dây an toàn.
– Thi công bê tông có hố sâu, đường hầm hoặc ở các vị trí chật hẹp, công nhân phải đứng trên các sàn thao tác và phải đảm bảo thông gió và cường độ chiếu sáng cục bộ 100 đến 300 lux và chiếu sáng chung từ 20 đến 80 Lux.
– Thi công bê tông ở ngoài trời phải có lán che mưa nắng, ban đêm phải có đèn chiếu sáng, cường độ chiếu sáng chung từ 40 đến 80 Lux (tối đa 150Lux).
– Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc vào các bộ phận ván khuôn hoặc sàn thao tác.
– Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải cố định chắc chắn máy chấn dộng với vòi. Cấm đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông
– Dùng đâm rung để đầm vữa bê tông cần: nối đất vỏ đầm rung; dùng dây bọ cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm; làm sạch đầm rung, lau khô và cuốn dây dẫn khi ngừng việc; ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút; công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.
– Lối qua lại phía dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. trường hợp bắt buộc phải có người qua lại thì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó.
– Cấm những người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông. Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh và tháo móc gầu bên có găng, ủng.
1.2.7 Công tác tháo dỡ ván khuôn
– Chỉ được tháo ván khuôn sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật thi công.
– Khi tháo ván khuôn phải tháo theo trình tự hợp lí, phải có các biện pháp đề phòng ván khuôn rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn và biển báo.
– Trước khi tháo ván khuôn phải thu gọn hết vât liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo ván khuôn.
– Khi tháo ván khuôn, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kĩ thuật thi công biết.
– Tháo dỡ các bộ phận của ván khuôn trượt, các thiết bị trượt, … phải theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật thi công.
– Sau khi tháo ván khuôn phải che chắn các lỗ hổng của công trình. Không được để ván khuôn đã tháo lên sàn công tác hoặc ném ván khuôn từ trên cao xuống. Ván khuôn sau khi tháo phải được nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
– Tháo dỡ ván khuôn đối với những khoan bê tông cốt thép có khẩu độ lớn, thì phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời./.